HƯỚNG DẪN CHỨNG MINH TÀI CHÍNH

– Cụm từ “Chứng minh tài chính” đã trở lên quen thuộc trong giới du học sinh. Đây là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể xin visa du học, du lịch. Vậy mục đích của công việc này là gì và bạn cần tiến hành ra sao? DICHVUSOTIETKIEM.NET sẽ đưa ra những lý giải và hướng dẫn chi tiết cho các bạn.

– Việc chứng minh tài chính khi đi du học tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada… là yêu cầu bắt buộc. Điều này ngày càng được siết chặt do tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang làm việc hoặc định cư bất hợp pháp đang tăng cao.

– Thực chất, việc chứng minh tài chính nhằm thiết lập sự tin tưởng với Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh của các nước về khả năng kinh tế của gia đình mình. Khi kinh tế gia đình bạn đủ mạnh đồng nghĩa với việc kinh phí cho suốt quá trình học tập của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ. Các bạn sẽ có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng đi làm thêm để đóng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt.… Sự đảm bảo này như một cam kết rằng bạn sang đây chỉ với mục đích học tập chứ không phải để đi làm kiếm tiền hay có bất cứ ý định nào khác.

– Hồ sơ chứng minh tài chính chủ yếu bao gồm các giấy tờ sau:

    • Sổ tiết kiệm
    • Giấy tờ chứng minh thu nhập
    • Giấy tờ chứng minh tài sản sở hữu
1. Chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm và một số quy định của đại sứ quán.

– Chứng minh tài chính của một hồ sơ xin visa thực chất bao gồm hai mục chính: chứng minh thu nhập và chứng minh tài sản sở hữu. Tuy nhiên, vì sự thuận tiện trong kiểm tra và xác minh, nên sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh tài sản hàng đầu, quan trọng hơn cả giấy tờ nhà đất, giấy tờ xe hay cổ phần…và được các đại sứ quán và cơ quan thị thực yêu cầu như một giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin visa.

– Sổ tiết kiệm là khoản tiền tích lũy của bạn và gia đình, là một khoản để bạn giành cho việc đi du học. Vậy có phải càng có nhiều tiền trong sổ tiết kiệm, việc chứng minh tài chính du học của bạn sẽ càng dễ dàng hơn ? – Câu trả lời là không.

– Việc chứng minh sổ tiết kiệm cũng như tài sản sở hữu nói chung sẽ phải tương xứng với nguồn thu nhập của bạn và gia đình. Nếu tổng tài sản của bạn (bao gồm cả sổ tiết kiệm và tài sản khác) lớn hoặc nhỏ hơn một cách bất thường so với thu nhập của bạn thì cơ quan xét thị thực sẽ nghi ngờ các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc nguồn thu nhập của bạn.

– Bạn càng có nhiều tiền, nhiều tài sản thì việc chứng minh nguồn gốc (hay chính là nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình) sẽ càng dài và phức tạp hơn.

– Thông thường, các Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu số tiền trong sổ tiết kiệm tối thiểu phải bằng chi phí cho 1 năm học đầu tiên của bạn tại nước ngoài.

  • Ví dụ: khi đi học Đại học/ Thạc sĩ tại Anh Quốc, số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn ít nhất phải bằng học phí + chi phí sinh hoạt năm đầu tiên. Chi phí sinh hoạt theo yêu cầu là 1.200GBP/tháng nếu bạn tới London. Nếu học phí của bạn là 10.000 GBP, bạn sẽ cần: 10.000 + 1.200 x 9 (tháng) = 20.800 GBP.

– Một số quy định của đại sứ quán về sổ tiết kiệm:

  • Du học Anh: sổ tiết kiệm cần mở tối thiểu 28 ngày trước ngày nộp xin visa.
  • Du học Tây Ban Nha: Sổ tiết kiệm phải được gửi trong thời gian ít nhất 6 tháng trước kỳ nhập học của trường sở tại.
  • Du học Hàn Quốc:
    • Trường hợp xin visa quá trình học cao đẳng, đại học, thạc sĩ (D-2): Gửi 20.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
    • Trường hợp xin visa học theo chương trình trao đổi của 2 trường đại học Việt Nam – Hàn Quốc (D-2): Gửi 9.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
    • Trường hợp xin visa quá trình học tiếng (D-4): Gửi 9.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
  • Du học Canada, Úc: Du học sinh nên có sổ tiết kiệm gửi được ít nhất 2 – 3 tháng.
  • Các nước khác như Mỹ, Châu Âu…cũng nên có sổ tiết kiệm lùi từ 1 – 2 tháng trở lên.
2. Chứng minh thu nhập

– Bạn sẽ thắc mắc rằng vì sao có sổ tiết kiệm rồi mà vẫn phải chứng minh thu nhập hàng tháng ? Đơn giản rằng các nhà chức trách muốn tìm hiểu nguồn gốc số tiền đó từ đâu ra và nó có phù hợp với các tài sản hiện tại bạn đang có.

– Bên cạnh đó, số tiền trong sổ tiết kiệm bạn có thể rút ra dễ dàng sau khi đã có visa du học. Đại Sứ Quán cần một điều gì đó đảm bảo rằng dù không có sổ tiết kiệm, gia đình vẫn có đủ tài chính để cung cấp cho bạn trong khoảng thời gian học tập tại nước ngoài.

– Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh chính là sự đảm bảo chắc chắn nhất. Nguồn thu nhập này có thể từ lương tháng, lợi nhuận kinh doanh, cổ tức, thu nhập từ việc cho thuê nhà, thuê xe…

3. Chứng minh tài sản sở hữu

– Bên cạnh sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng, nếu bạn đang sở hữu những tài sản có giá trị lớn như: nhà ở, bất động sản, xe ô tô, cổ phần, cổ phiếu…bạn cũng có thể bổ sung thêm để tăng tỉ lệ thành công khi xét duyệt visa.

– Các tài sản này khẳng định tiềm lực tài chính, việc tích lũy tài sản từ thu nhập chứ không dùng để chi trả cho quá trình học tập của bạn.

– Bạn chỉ cần nộp giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, giấy tờ xe ô tô…mang tên bạn hoặc người bảo lãnh tài chính cho bạn.

– Ngoài ra, DICHVUSOTIETKIET.NET còn cung cấp cho các bạn một tư vấn rất quan trọng là nên lưu giữ tất cả các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng các tài sản của bạn trong quá khứ. Các giấy tờ này giúp chứng minh được bạn và gia đình đã có các tài sản từ trong quá khứ cũng như là một cách chứng minh nguồn tiền để mở sổ tiết kiệm một cách cực kỳ chắc chắn và tin cậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *