– Quý khách chỉ nghĩ sổ tiết kiệm giả cũng như các giấy tờ giả mạo khác, là các giấy tờ không do cơ quan đúng thẩm quyền phát hành. Tuy nhiên, với kinh nghiệm chuyên sâu về ngân hàng, chúng tôi sẽ phân tích rõ để Quý khách hàng hiểu đầy đủ về vấn đề này.
1. Các loại sổ giả:
– Sổ giả hoàn toàn: là sổ được làm giả hoàn toàn từ phôi sổ đến các thông tin tài khoản ngân hàng. Thông thường sổ này được in từ máy in màu nên khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra bằng cảm quan, thử màu mực ở dấu ngân hàng…
– Phôi sổ thật, thông tin giả: Là phôi sổ tiết kiệm thật của ngân hàng phát hành (Phôi sổ là các sổ tiết kiệm trắng, được ngân hàng làm sẵn, đến khi có khách hàng mở sổ tiết kiệm sẽ in thông tin người gửi lên sổ), tuy nhiên thông tin tài khoản không có thật, không có trong hệ thống của ngân hàng. Đối với loại sổ này cần có sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng cung cấp phôi sổ và in thông tin lên sổ. Nếu chỉ kiểm tra về mặt hình thức, đại sứ quán sẽ khó phát hiện được ra đấy là sổ giả. Nhưng khi đại sứ quán gọi điện hoặc gửi công văn xác nhận về ngân hàng thì sẽ bị phát hiện ra sổ giả.
– Phôi sổ thật, thông tin thật nhưng là sổ đã được báo mất: đây là một loại làm giả rất tinh vi mà Quý khách rất khó phát hiện. Ban đầu, sổ tiết kiệm và thông tin hoàn toàn đúng và trùng khớp với dữ liệu trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, sau đó, bên làm sổ đã báo mất sổ trên với ngân hàng và được cấp lại một sổ mới. Lúc này, sổ mới mới có giá trị và hiệu lực, còn sổ tiết kiệm người xin thị thực đang cầm và nộp đại sứ quán không còn hiệu lực. Như vậy, khi đại sứ quán kiểm tra thông tin sổ sẽ phát hiện và đánh trượt hồ sơ xin visa.
2. Ảnh hưởng của việc từ chối cấp visa vì lý do sổ tiết kiệm giả:
– Đối với các lý do bị từ chối cấp visa khác, người xin visa có thể bổ sung, sửa chữa, cung cấp thêm các tài liệu mới để xin visa cho lần tiếp theo, thậm chí xin lại ngay gần như lập tức. Tuy nhiên, đối với việc từ chối vì lý do sổ tiết kiệm giả thì đó gần như là việc đóng cánh cửa hoàn toàn để có được thị thực.
– Các đại sứ quán coi hành vi cung cấp sổ tiết kiệm giả như một hành vi vi phạm hình sự và là lỗi nặng nhất trong việc xét duyệt cấp visa. Các đại sứ quán thường cấm từ 3 – 10 năm mới được nộp lại đơn xin thị thực, thậm chí có những nước cấm vĩnh viễn.
-
- Hàn Quốc: cấm 3 năm.
- Anh: cấm 10 năm
- Mỹ: có thể cấm vĩnh viễn
(Thông tin chính thức từ The American Center)
(Ảnh từ group du học sinh Hàn Quốc)
3. Dấu hiệu nhận biết:
– Người nộp hồ sơ xin visa lưu ý các dấu hiệu sau để tránh phải các trung tâm/cá nhân làm sổ tiết kiệm giả:
-
- Không phải ra ngân hàng ký hồ sơ.
- Không có hợp đồng thỏa thuận rõ ràng các điều khoản.
- Phí dịch vụ thấp bất thường hoặc phí nào cũng có thể làm được.